Tin tức

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI LẤY DẤU

Các lỗi thông thường khi lâý dấu !!

 

1. Lựa chọn khay lấy dấu không đúng 

20230527_l6coC5r3.webp

Chọn khay lấy dấu phù hợp là yêu cầu thiết yếu đầu tiên mà không làm biến dạng dấu. Nên chọn khay vừa đủ bao phủ các răng mà không bị tiếp xúc với nướu. Khi lấy dấu, khay không được thấy xuyên. 

Khi chọn khay phải đảm bảo khay đủ dài để chụp hết vòm răng và đủ rộng để thực hiện lấy dấu 

-Khay kim loại có thể điều chỉnh được (chỉnh các vùng phía sau; tuy nhiên chỉnh vùng phía trước sẽ phức tạo hơn).

- Khay nhựa có thể điều chỉnh bằng cách khò cồn. 

 

2. Trộn cao su không đều 

20230527_7PU5HFpT.webp

Khi chất lấy dấu được trộn đều đúng kỹ thuật, sẽ không bị các đường vằn. Các chất lấy dấu trộn tay sẽ dễ bị đường vằn hơn nên khi trộn tay phải trộn nhanh, đều tay đảm bảo đều màu. Loại tuýp lấy dấu dùng súng phải xả bỏ một chút phần đầu trước khi trộn để đảm bảo 2 phần nền và xúc tác có tỉ lệ đều nhau. 

 

3. Bị vấy bẩn trên bề mặt dấu.

20230527_Jtr71QbE.webp

Nhiễm bẫn bề mặt có thể làm cao su lấy dấu bị bong ra hoặc dính, có thể là máu; mảnh vụn; vật liệu còn sót,… trong quá trình làm việc. 

Để tránh ô nhiễm bề mặt, phải làm sạch bằng nước hoặc bằng nước súc miệng ngay khi lấy cao su ra khỏi miệng bệnh nhân và phải làm khô dâú. Luôn đảm bảo dấu không bị các mảng vụn và chất cầm máu hay bất kỳ thành phần nào bám trên đó để không không bị ô nhiễm bề mặt.

 

4. Đường hoàn tất không rõ ràng 

20230527_JORbOQ1b.webp

Đường hoàn tất là bước quan trọng nhất khi lấy dấu. Nếu đường hoàn tất không chính xác (thiếu/thừa/ sai đường hoàn tất) thì phục hình cuối cùng sẽ không hề chính xác.

Để khắc phục bác sĩ phải sử dụng chỉ co nướu đặt vào rãnh nướu để mở rộng rãnh nướu giúp cho việc tạo đường hoàn tất chính xác. 

 

5. Có bọt khí bên trong chất lấy dấu 

20230527_Y3EeRGyN.webp

Nếu hơi ẩm như máu, nước hoặc nước bọt còn dính trên dấu có thể gây ra hiện tượng bong bóng trong dấu. Một hoặc một vài bong bóng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả quá trình. Hiện tượng bong bóng này cần vật liệu dán dày hơn tuy nhiên phục hình và răng sẽ yếu hơn. Hoặc mão sẽ mỏng hơn tăng nguy cơ bị vỡ với các mão toàn sứ nên độ dày tối thiếu rất quan trọng. Lỗi này có thể giải quyết bằng cách cầm máu cho bệnh nhân. 

6.  Đường hoàn tất bị rách

20230527_N0W88UQp.webp

Trường hợp này xảy ra khi rửa dấu mà vật liệu không đủ độ bền xé. Độ bền xé khác nhau giữa các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, vật liệu có độ nhớt thấp có nhiều khả năng sẽ bị rách ở các rãnh khi rửa dấu. Trường hợp rãnh quá sâu, thì viền sẽ mỏng hơn và dễ bị rách khi lấy dấu ra khỏi. 

 

7. Chọn sai vật liệu lấy dấu 

 

Chọn vật liệu lấy dấu phù hợp cũng là bước quan trọng để lấy dấu chính xác . Thông thường, thời gian đông của vật liệu đủ để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dù cho nha sĩ dùng vật liệu lấy dấu của hãng nào cũng cần phải xác định rõ thời gian hoạt động của vật liệu. 

Nếu vật liệu đã đông mà vẫn chưa được đặt đúng vị trí cần lấy dấu thì sẽ bị sai. Nha sĩ có thể chọn vật liệu lấy dấu ưa nước để nó thích ứng với răng đặc biệt là vùng dưới nướu và vị trí có dịch. 

 

8. Thao táo một cách vội vàng

 

Rất quan trọng trong việc cần thời gian đảm bảo các chi tiết lấy dấu đúng và phải chắc chắn chỉ co nướu đã được đặt chính xác. Nếu vội vàng, chỉ co nướu không nằm đúng vị trí sẽ bị chấn thương ở khu vực quanh rãnh nướu.

 

9. Bệnh nhân không chịu nằm yên trong quá trình lấy dấu 

 

Dấu có thể bị lệch nếu bệnh nhân di chuyển. Cách duy nhất để cố định bệnh nhân là nói chuyện để đánh lạc hướng bệnh nhân, họ sẽ không chú ý đến vị trí không thoải mái trên miệng. 

Những điểm trên này sẽ là lời khuyên hữu ích để quá trình lấy dấu có được kết quả tốt nhất.

Chia sẻ :

FANPAGE